6 YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP SẾP HAY NHÂN VIÊN ĐỀU CẦN PHẢI BIẾT



👏1. Tầm nhìn:


“Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra” là câu nói của Peter Senge. Một tầm nhìn đa diện là bước khởi đầu của nền văn hóa vĩ đại. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Tầm nhìn giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đề ra được những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển.

Tầm nhìn doanh nghiệp dễ dàng nhận biết nhất và rõ ràng nhất đó là ở các tổ chức phi lợi nhuận. Tầm nhìn của hầu hết tổ chức phi lợi nhuận đều hướng về lợi ích xã hội, lợi ích của cộng đồng. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.

Một tuyên bố về tầm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam, la bàn cho mọi quyết định và hành động.

👏 👏 2. Giá trị:


Cốt lõi của văn hóa chính là quan điểm về giá trị. Một doanh nghiệp có thể đề cao nhiều giá trị như là nhân viên, khách hàng hay sự chuyên. Giá trị này sẽ được áp dụng triệt để trong mỗi doanh nghiệp. Giá trị chính là thước đo, là tiêu chuẩn giúp điều chỉnh thái độ làm việc của mỗi nhân viên và quan điểm làm việc.

McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến các công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng “Đừng trở thành cái ác – Don’t be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.

👏 3. Thực tiễn:


Có một chân lí rằng các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Thực tiễn có thể gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các giá trị doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có giá trị khá thấp thì buộc doanh nghiệp đó phải khuyến khích nhân viên cho ý kiến về vệc thành lập những “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như tránh đi những ảnh hưởng tiêu cực. Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần cân nhắc các giá trị tinh thần để biến chúng thành các giá trị thực tiễn.

Giá trị doanh nghiệp nếu xa vời, không có khả năng hiện thực hóa thì đều chỉ bỏ đi mà thôi. Doanh nghiệp khi thành lập các giá trị căn bản đều phải căn cứ vào các yếu tố thực tiễn.

👏 👏 4. Con người:


Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp chính là con người. Đây chính là yếu tố quan trọng đóng góp to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cho nên mỗi công ty đều đề ra những tiêu chí tuyển dụng nhân sự về cho công ty. Những doanh nghiệp, công ty càng lớn thì yêu cầu về năng lực nhân sự càng cao. Một số tập đoàn lớn tại Việt Nam có quy trình tuyển dụng khắt khe nhất có lẽ là Uniliver, P&G, Coca Cola,…

Hiện nay khi phỏng vấn tuyển dụng, các bài test về IQ hay tính cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tùy vào văn hóa doanh nghiệp mà việc lựa chọn các bài test IQ hay tính cách là khác nhau. Mục đích của phòng nhân sự chính là tìm ra những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bởi một người sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắn bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẵ có.

👏 5. Câu chuyện doanh nghiệp:


Mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện, đó là những câu chuyện truyền cảm hứng trở thành di sản vô hình của công ty. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo.Và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.

Câu chuyện đó có thể là câu chuyện của người thành lập hay câu chuyện sáng lập công ty chẳng hạn. Steve Jobs là một người kể câu chuyện cho Apple. Câu chuyện doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp bước đến những thành công mới, gặt hái những thành tựu mới.

👏 6. Môi trường làm việc


Môi trường làm việc thường có 2 loại đó là: đóng và mở. Hiện nay, môi trường làm việc mở được ưa chuộng nhiều hơn. Tuy vậy, mức độ đóng mở bao nhiêu thì phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.

CLS.VN cho rằng môi trường làm việc mở sẽ giúp người nhân viên làm việc thoải mái và dễ chịu hơn, không gây áp lực quá nặng nề. Điều này sẽ gia tăng hiệu suất và hiệu quả của công việc. Ngoài ra, yếu tố nước ngoài cũng tác động một phần đến môi trường làm việc. Ở các công ty nước ngoài, môi trường làm việc mở và chuyên nghiệp, có sự phân hóa rõ rệt theo từng phòng ban.

Nguồn: Web doctor

-----------CLS.Enterprise - Hệ thống Đào tạo, Thi đánh giá trực tuyến dành cho Doanh nghiệp

🌐 Website: https://cls.vn/

🏢 Địa chỉ:

HO: Tầng 16, Khối A, Tòa nhà sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

VP Đà Nẵng Tầng 9, Công viên phần mềm Đà Nẵng, 02 Quang Trung, Đà Nẵng.

VP HCM: Tầng 8 tòa nhà QTSC 1, Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Hồ Chí Minh.

Vui lòng liên hệ Mr Hiếu 0838.392.666 để nhận tư vấn.

Nhận xét

Hello im Nguyễn Minh Hiếu

Hello im Nguyễn Minh Hiếu
Chuyên gia Elearning, Business Analyst, CEO CLS.VN