🌟 C-LEVEL & C-SUITE - THUẬT NGỮ MỚI TRONG NHÂN SỰ🌟


🎯 C-Level hay C-Suite là một thuật ngữ mới và đang dần phổ biến trong quản lý nhân sự. Tên gọi “C-level” hay “C-Suite” được xuất phát từ ký tự C trong chữ “Chief” của các chức danh ở vị trí cấp cao của một công ty.
Công việc cấp C là các vị trí điều hành hàng đầu hoặc vị trí cao nhất của công ty. Họ là những người có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc tổ chức đó, chịu trách nhiệm phải thực hiện các quyết định, nhiệm vụ quan trọng.
🎯 C-Level hay C-Suite gồm những chức vụ phổ biến như sau:
1. CEO (Chief Executives Officer) - Giám Đốc Điều Hành: người nắm giữ vị trí cao nhất trong một công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, nhân sự, ra quyết định và rất nhiều vai trò quan trọng khác.
2. CFO (Chief Financial Officer) - Giám Đốc Tài Chính: quản lý các vấn đề về tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ tài chính đối với doanh nghiệp và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
3. CIO (Chief Information Officer) - Giám Đốc Thông Tin: điều hành những hoạt động về công nghệ thông tin và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của công ty.
4. COO (Chief Operating Officer) - Giám Đốc Vận Hành: chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty và thường xuyên báo cáo cho CEO.
5. CHRO (Chief Human Resource Officer) - Giám Đốc Nhân Sự: có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty.
6. CTO (Chief Technology Officer) - Giám Đốc Công Nghệ: chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
7. CMO (Chief Marketing Officer) - Giám Đốc Marketing: chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong công ty, là người thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và đối thủ cũng như sự nhạy bén với thời cuộc để để kịp thời đưa ra những phương án, hướng đi chiến lược cho công ty.
8. CCO (Chief Communications Officer) - Giám Đốc Truyền Thông: quản lý thông tin, sự kiện truyền thông, các vấn đề đối nội và đối ngoại của công ty, xử lý các vấn đề, sự cố về truyền thông nội bộ hay các vấn đề liên quan đến truyền thông đại chúng, xây dựng và lan tỏa các thông điệp truyền thông.
9. CBDO (Chief Business Development Officer) - Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh: chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh, quan hệ với khách hàng, đối tác cho công ty; mở rộng nguồn khách hàng và thị trường mới, đồng thời chăm sóc, xử lý các mối quan hệ với khách hàng.
10. CPO (Chief Production Officer) - Giám Đốc Sản Xuất: chịu trách nhiệm trực tiếp cho hiệu quả sản xuất, đáp ứng về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm theo nhu cầu của chuỗi cung ứng.
11. CLO (Chief Legal Officer) - Giám Đốc Pháp Chế: giám sát trực tiếp các luật sư nội bộ công ty, quản lý giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý, tư vấn xử lý bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà công ty phải đối mặt. Là người đại diện trực tiếp về pháp lý trong trường hợp công ty gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật.
12. CRO (Chief Risk Officer) – Giám Đốc Quản Lý Rủi Ro: chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp, phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược của doanh nghiệp dưới góc độ rủi ro, quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan.

Nhận xét

Hello im Nguyễn Minh Hiếu

Hello im Nguyễn Minh Hiếu
Chuyên gia Elearning, Business Analyst, CEO CLS.VN