7 CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO TỪ HỆ THỐNG E-LEARNING LMS

Đào tạo trực tuyến cũng bắt kịp xu hướng thời đại khi luôn cập nhật hệ thống báo cáo từ hệ thống E-learning LMS. Vậy có những chỉ số nào mà bạn phải quan tâm trong hàng loạt những báo cáo này? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!



1️⃣ Thời gian bắt đầu khóa học

Báo cáo đầu tiên mà bạn nên khai thác chính là thời gian bắt đầu khóa học. Con số này phản ánh khoảng thời gian giữa thời điểm mà người học mua/đăng kí khóa học và thời điểm họ bắt đầu học, giúp bạn kiểm tra xem liệu học viên có hứng thú với khóa học ngay sau khi đăng kí hay không.

Nhìn vào đây, nếu con số này quá lớn, tức người học đăng kí “cho vui”, để mãi sau mới học thì vấn đề có thể nằm ở hình thức của khóa học, cần được đầu tư để thu hút hơn, hoặc danh sách các bài giảng cần phải rõ ràng để học viên biết mình sẽ được học những nội dung gì.


2️⃣ Thời gian trung bình để hoàn thành khóa học

Một chỉ số tiếp theo mà bạn cần để tâm tới, đó chính là thời gian trung bình mà học viên cần để hoàn thành khóa học E-learning. Nhiều học viên có khởi đầu rất tốt, hoàn thiện nhanh chóng những mô-đun đầu tiên nhưng lại trượt dài và chểnh mảng dần ở những mô-đun sau. Do vậy, thời gian trung bình để hoàn thành khóa học của nhóm đối tượng này thường rất lâu.

Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hãy kiểm tra xem xu hướng này bắt đầu như thế nào và có nguồn gốc từ đâu. Có phải tất cả/phần lớn học viên đều mất nhiều thời gian tại cùng một mô-đun trong khóa học? Nếu đúng như vậy, hãy xem lại nội dung bài giảng của bạn và điều chỉnh lại cho phù hợp. Có thể một phần hoặc một số mô-đun nào đó đóng gói quá nhiều kiến thức trong khi thời lượng lại rất ngắn, khiến người học bị quá tải.

Nhiều khi, việc mất nhiều thời gian để hoàn thành một khóa học E-learning không hẳn là điều xấu, tuy nhiên với những trường hợp bỏ dở khóa học, bạn chắc chắn phải xử lý triệt để. Các chính sách thưởng phạt cho mỗi khóa đào tạo doanh nghiệp cũng là giải pháp cần thiết để hạn chế vấn đề này.


3️⃣ Thời gian trung bình trên mỗi mô-đun

Một con số nữa có thể giúp bạn đánh giá sự chú ý của học viên với bài giảng: thời gian trung bình trên mỗi mô-đun. Trong quá trình xây dựng hệ thống E-learning LMS, chắc hẳn bạn đã dự báo được thời lượng trung bình để học hết một mô-đun. Nếu chỉ số này khớp với những gì bạn dự báo, thì chúc mừng! Bạn đã phân chia nội dung hợp lý và thiết kế bài giảng E-learning phù hợp. Tuy nhiên nếu con số này cao hơn hoặc thấp hơn một cách bất thường, đó là lúc bạn phải kiểm tra lại.


4️⃣ Kết quả bài kiểm tra

Gamification hay các câu hỏi quizzes đều không quá xa lạ gì trong hệ thống phần mềm E-learning. Với những câu trả lời của người học, hệ thống E-learning LMS đều ghi lại và báo cáo cho bạn. Mặc dù kết quả của những bài kiểm tra trắc nghiệm hay cấp độ của người chơi không thể phản ánh được 100% thực lực của họ nhưng cũng phần nào giúp bạn nhận thấy những vấn đề khiến họ không thể pass, từ đó bạn có thể điều chỉnh kịp thời trước khi lộ trình học kết thúc.


5️⃣ Feedback (Phản hồi) của người học

Nhân viên cảm thấy thế nào về chương trình đào tạo? Khóa học có đáp ứng mong đợi của họ không? Họ có thể truy cập dễ dàng các khóa học trên tất cả các nền tảng không? Đây là một vài câu hỏi bạn có thể tham khảo để khảo sát nhân viên về chất lượng chương trình đào tạo. Phản hồi của nhân viên/ người học có thể ở dạng survey, poll, bảng câu hỏi, hay tiến hành phỏng vấn. Tất cả thao tác khảo sát đều có thể thực hiện trong hệ thống E-learning LMS, sau đó bạn có thể dễ dàng phân tích dữ liệu do LMS tổng hợp.


6️⃣ Điểm danh số lượng tham dự

Có bao nhiêu người tham gia xem các buổi livestream chia sẻ của công ty? Bao nhiêu phần trăm nhân viên tham gia các khóa học cấp chứng chỉ? Số liệu thống kê tham dự tuy không cho biết người học nhận được bao nhiêu từ trải nghiệm đào tạo, nhưng nó giúp xác định xem các chiến lược marketing cho chương trình đào tạo trực tuyến có thành công hay không. Vì vậy, hệ thống LMS cần có các báo cáo phân tích dữ liệu điểm danh để người quản lí biết được nhân viên nào đang có động thái tích cực, nhân viên nào cần nhắc nhở về thói quen có trách nhiệm tham gia các hoạt động đào tạo của công ty hơn.


7️⃣ Số lượt xem và thời gian xem

Có bao nhiêu nhân viên đã xem bài giảng demo? Họ đã xem video trong thời gian bao lâu trước khi chuyển kênh? Thời gian xem ngắn cho thấy những video này không có sức hút đối với họ hoặc đơn giản là video quá dài gây cho người xem cảm giác nhàm chán. Đánh giá số lượt xem và thời gian xem chính là cách để xác định những module bài giảng nào hoạt động kém. Từ đó, bạn có thể khắc phục tình trạng bằng thiết kế lại hoặc thay đổi các yếu tố trong bài giảng E-learning để người học cảm thấy hứng thú hơn.

----------------------------------------- 

Liên hệ với CLS ngay để được tư vấn xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.

CLS - Sản phẩm của tập đoàn Hương Việt

🌐 Website: https://cls.vn/

🏢 Địa chỉ:

HO: Tầng 16, Khối A, Tòa nhà sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

VP Đà Nẵng Tầng 9, Công viên phần mềm Đà Nẵng, 02 Quang Trung, Đà Nẵng.

VP HCM: Tầng 8 tòa nhà QTSC 1, Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Hồ Chí Minh.

Vui lòng liên hệ Mr Hiếu- 0838 392 666 để nhận tư vấn

#cls #daotaonoibo #daotaodoanhnghiep


Nhận xét

Hello im Nguyễn Minh Hiếu

Hello im Nguyễn Minh Hiếu
Chuyên gia Elearning, Business Analyst, CEO CLS.VN